Luật Phòng cháy và chữa cháy số: 27/2001/QH10 của Quốc Hội khóa 10

Vào ngày 29/06/2001, quốc hội ban hành: Luật phòng cháy chữa cháy số 27/2001/QH10. Nội dung bao gồm những quy định về phòng cháy chữa cháy và các biện pháp xử lý sự cố khi gặp phải

Nội dung luật phòng cháy chữa cháy số 27/2001/QH10

Phòng cháy và chữa cháy
Số ký hiệu 27/2001/QH10 Ngày ban hành 29/06/2001
Loại văn bản Luật Ngày có hiệu lực 04/10/2001
Nguồn thu thập Công báo số 33 Ngày đăng công báo 08/09/2001
Ngành
  • Công an
Lĩnh vực
Cơ quan ban hành/ Chức danh / Người ký Quốc hội Chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh
Phạm vi
  • Toàn quốc
Thông tin áp dụng
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực

Chương I: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Luật này quy định về phòng cháy, chữa cháy, xây dựng lực lượng, trang bị phương tiện, chính sách cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân hoạt động, sinh sống trên lãnh thổ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải tuân thủ các quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan; trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác với Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

  1. Cháy được hiểu là trường hợp xảy ra cháy không kiểm soát được có thể gây thiệt hại về người, tài sản và ảnh hưởng môi trường.
  2. Chất nguy hiểm về cháy, nổ là chất lỏng, chất khí, chất rắn hoặc hàng hoá, vật tư dễ xảy ra cháy, nổ.
  3. Cơ sở là từ gọi chung cho nhà máy, xí nghiệp, kho tàng, trụ sở làm việc, bệnh viện, trường học, rạp hát, khách sạn, chợ, trung tâm thương mại, doanh trại lực lượng vũ trang và các công trình khác.
    Cơ quan, tổ chức có thể có một hoặc nhiều cơ sở.
  1. Cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ là cơ sở trong đó có một số lượng nhất định chất nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định của Chính phủ.
  2. Đội dân phòng là tổ chức gồm những người tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy, giữ gìn an ninh trật tự ở nơi cư trú.
  3. Đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở là tổ chức gồm những người tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy tại nơi làm việc.
  4. Khu vực chữa cháy là khu vực mà lực lượng chữa cháy triển khai các công việc chữa cháy.
  5. Chữa cháy bao gồm các công việc huy động, triển khai lực lượng, phương tiện chữa cháy, cắt điện, tổ chức thoát nạn, cứu người, cứu tài sản, chống cháy lan, dập tắt đám cháy và các hoạt động khác có liên quan đến chữa cháy.
  6. Chủ rừng là cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao rừng hoặc giao đất trồng rừng.

Tải file dưới đây để xem đầy đủ thông tin về bộ luật: