Nghị định 71/2019/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất và vật liệu nổ công nghiệp

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật hóa chất ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Luật phòng, chống ma túy ngày 09 tháng 12 năm 2000, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống ma túy ngày 03 tháng 6 năm 2008;
Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ ngày 20 tháng 7 năm 2017;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương;
Chính phủ ban hành Nghị định 71/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất và vật liệu nổ công nghiệp.

Nội dung nghị định 71/2019/NĐ-CP

Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất và vật liệu nổ công nghiệp
Số ký hiệu 71/2019/NĐ-CP Ngày ban hành 30/08/2019
Loại văn bản Nghị định Ngày có hiệu lực 15/10/2019
Nguồn thu thập Ngày đăng công báo
Cơ quan ban hành/ Chức danh / Người ký Chính phủ Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
Phạm vi
Thông tin áp dụng
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực

Chương I: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

  1. Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền lập biên bản, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo từng chức danh đối với từng hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất và vật liệu nổ công nghiệp.
  2. Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất và vật liệu nổ công nghiệp không quy định tại Nghị định này thì áp dụng theo quy định xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan.

Điều 2. Đối tượng bị xử phạt

  1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài (sau đây viết tắt là cá nhân, tổ chức) thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này.
  2. Tổ chức là đối tượng bị xử phạt theo quy định của Nghị định này, bao gồm:
    1. Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật doanh nghiệp, gồm: Doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và các đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp (chi nhánh, văn phòng đại diện);
    2. Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật hợp tác xã, gồm: Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
    3. Tổ chức được thành lập theo quy định của Luật đầu tư, gồm: Nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài; văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam; văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam;
    4. Tổ chức xã hội, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp;
    5. Đơn vị sự nghiệp và các tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

Tải file dưới đây để xem đầy đủ thông tin nghị định: