Nhiễm độc chì và cách phòng tránh bệnh nghề nghiệp trong lĩnh độc công nghiệp

Nhiễm độc chì và cách phòng tránh bệnh nghề nghiệp trong lĩnh độc công nghiệp

Nhiễm độc chì là một vấn đề phổ biến trong cuộc sống, đặc biệt trong công nghiệp và các nghề có tiếp xúc chì. Nguồn phơi nhiễm có thể đến từ bụi sơn cũ, ống nước, đồ gốm đến gia vị không kiểm định có thể gây nên bệnh cấp tính hoặc bệnh nghề nghiệp. Vì vậy, việc ngừa chủ động và xét nghiệm khi nghi ngờ là cần thiết

Thông tin chung về chì

Chì (Pb) là một kim loại nặng màu xám xanh, mềm, dễ uốn, có tính dẫn điện kém và khả năng chống ăn mòn tốt. Nhờ tính năng chắn phóng xạ và dễ gia công, chì được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp như sản xuất ắc quy, hàn, chế tạo hợp kim và thiết bị bảo vệ bức xạ.

Tuy nhiên, chì rất độc, dễ xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp, tiêu hóa hoặc da, gây tổn thương nghiêm trọng đến hệ thần kinh, gan, thận, máu và khả năng sinh sản – đặc biệt nguy hiểm với trẻ nhỏ. Do đó, việc sử dụng và xử lý chì cần được kiểm soát nghiêm ngặt để đảm bảo an toàn sức khỏe và môi trường.

Nhiễm độc chì là gì?

Chì được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp. Tuy nhiên, khác với các kim loại khác có lợi cho sức khỏe con người như kẽm, sắt, mangan,…  thì chì lại gây ra nhiều vấn đề bệnh lý nếu cơ thể bị nhiễm phải.

Ngộ độc chì là một dạng ngộ độc kim loại nặng phổ biến, đặc biệt trong môi trường làm việc công nghiệp. Khi cơ thể bị nhiễm và tích tụ lượng chì vượt quá mức an toàn sẽ gây tình trạng ngộ độc chì, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều cơ quan như não, gan, thận, máu và hệ sinh sản.

Chì không có mùi, không màu, nên người lao động rất dễ bị phơi nhiễm mà không hay biết. Tình trạng ngộ độc có thể diễn ra âm thầm thông qua việc tích tụ trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.

hợp chất chì là gì
Chì được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống

Chì có thể đi vào cơ thể con người qua nhiều cơ chế khác nhau, trong đó trẻ em là nhóm có nguy cơ cao nhất do đặc điểm sinh lý và hành vi. Cụ thể:

  1. Hít phải không khí có chì

Khi sống hoặc làm việc trong môi trường có khói bụi, khí thải công nghiệp chứa chì, con người có thể hấp thụ chì qua đường hô hấp. Trẻ nhỏ dễ bị ảnh hưởng hơn vì phổi của trẻ có tốc độ tích lũy chì nhanh gấp 2,7 lần so với người lớn. Ngoài ra, do chiều cao thấp, trẻ thường hít phải không khí gần mặt đất – nơi chì có xu hướng lắng đọng nhiều hơn.

  1. Tiếp xúc qua da

Chì có thể thẩm thấu qua da nếu tiếp xúc thường xuyên trong thời gian dài, đặc biệt khi làm việc hoặc tiếp xúc không sử dụng bảo hộ.

  1. Đường tiêu hóa

Một con đường phổ biến khác là qua hệ tiêu khi ăn thực phẩm hoặc sử dụng sản phẩm có chứa chì. Ngoài ra, việc không rửa tay sạch trước khi ăn, hoặc chế độ dinh dưỡng thiếu hụt các vi chất như canxi, sắt, kẽm cũng làm tăng khả năng hấp thụ chì trong ruột.

  1. Qua thai nhi và sữa mẹ

Phụ nữ nếu bị nhiễm chì trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú, chì có thể truyền sang con qua nhau thai hoặc sữa mẹ, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí não của trẻ ngay từ giai đoạn đầu đời.

>> Xem thêm: Bệnh nghề nghiệp là gì? Các quy định về trợ cấp bệnh nghề nghiệp

Những ngành nghề có nguy cơ cao nhiễm độc chì

Một số ngành nghề và lĩnh vực công nghiệp sẽ có nguy cơ nhiễm độc chì cao do tiếp xúc lâu dài với bụi chì, hơi chì hoặc các hợp chất chứa chì trong quá trình lao động. Dưới đây là một số ngành nghề có nguy cơ nhiễm chì cao.

  1. Sản xuất và tái chế ắc quy chì
    Đây là ngành có nguy cơ phơi nhiễm cao nhất. Trong quá trình đổ chì lỏng, tháo lắp ắc quy cũ hoặc nấu lại chì, công nhân tiếp xúc trực tiếp với khói, bụi và hơi chì. Nếu không có hệ thống hút bụi, thông gió và trang bị bảo hộ cá nhân đúng cách, lượng chì xâm nhập vào cơ thể sẽ rất lớn.
  2. Luyện kim và đúc kim loại
    Các công đoạn đun nóng kim loại, đặc biệt là hợp kim có chứa chì, sẽ phát sinh khói và hơi chứa chì. Người lao động có thể hít phải hoặc tiếp xúc qua da trong suốt quá trình sản xuất.
  3. Công nghiệp sản xuất sơn, gốm sứ và thủy tinh
    Nhiều loại sơn, men gốm hoặc thủy tinh màu có chứa chì để tăng độ bền hoặc độ bóng. Trong quá trình trộn, nghiền hoặc nung, chì có thể phát tán dưới dạng bụi hoặc hơi, gây nguy cơ phơi nhiễm qua đường hô hấp và da.
  4. Công việc hàn, cắt kim loại có chứa chì
    Khi hàn hoặc cắt các chi tiết kim loại có thành phần chì (như cáp điện, vỏ thiết bị cũ), lượng chì có thể bốc hơi hoặc tạo thành khói độc hại. Người thực hiện nếu không dùng khẩu trang lọc độc và mặt nạ đúng tiêu chuẩn rất dễ bị nhiễm độc.
  5. Sửa chữa, tháo dỡ thiết bị điện tử cũ
    Các bảng mạch, pin và linh kiện điện tử cũ thường có chì trong mối hàn hoặc hợp chất bảo vệ. Trong quá trình tháo dỡ hoặc tái chế thủ công, bụi chì có thể bám vào tay, quần áo, đồ dùng – tạo nguy cơ xâm nhập vào cơ thể qua da hoặc đường tiêu hóa nếu người lao động ăn uống, hút thuốc mà không vệ sinh sạch sẽ.
nhiem-doc-chi
Nhiễm độc chì nếu không điều trị sớm có thể dẫn đến tổn thương thần kinh vĩnh viễn hoặc tử vong

Triệu chứng ngộ độc chì thường gặp

Các triệu chứng ngộ độc chì không biểu hiện rõ ràng trong giai đoạn đầu và rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường. Nếu bạn hoặc người thân có các triệu dưới đây nhưng không tìm ra bệnh, đặc biệt khi sống hoặc làm việc trong môi trường có nguy cơ phơi nhiễm chì (như sơn cũ, ống nước, đồ chơi, mỹ phẩm không rõ nguồn gốc), hãy đến cơ sở y tế để xét nghiệm máu kiểm tra nồng độ chì.

  • Mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ
  • Buồn nôn, đau bụng, táo bón
  • Thiếu máu, da xanh xao
  • Sút cân không rõ nguyên nhân
  • Giảm trí nhớ, dễ cáu gắt
  • Rối loạn chức năng sinh sản, chậm sinh

Trường hợp ngộ độc chì cấp tính hoặc mãn tính nếu không phát hiện và điều trị sớm có thể dẫn đến tổn thương thần kinh vĩnh viễn hoặc tử vong.

>>> Xem thêm:  Đào tạo an toàn hóa chất có bắt buộc không? Đối tượng nào phải tham gia huấn luyện?

Phòng tránh bệnh nghề nghiệp khi làm trong môi trường chì

Để phòng tránh nhiễm độc chì, người lao động và doanh nghiệp cần tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp an toàn sau:

✅ Sử dụng thiết bị bảo hộ cá nhân đầy đủ (khẩu trang lọc chì, găng tay, quần áo chuyên dụng)
✅ Trang bị hệ thống thông gió, hút bụi hiệu quả trong xưởng sản xuất
✅ Thực hiện khám sức khỏe định kỳ, xét nghiệm nồng độ chì trong máu
✅ Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, không ăn uống trong khu vực có chì
✅ Đào tạo an toàn hóa chất, nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe

Antoanhoachat.vn chuyên tư vấn và hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện xin các loại giấy phép và công tác an toàn đào tạo, huấn luyện an toàn, bảo vệ môi trường trong lĩnh vực hoá chất, gas, xăng dầu. Đồng thời xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố hoá chất, tổ chức diễn tập ứng phó. Để được tư vấn và sử dụng dịch vụ Anh/Chị vui lòng liên hệ điện thoại: 08 3323 2728