Chất thải nguy hại và những quy định liên quan

Chất thải nguy hại chính là hệ luỵ đi kèm của  quá trình phát triển công nghiệp hoá.Chúng ảnh hưởng và tác động đến cuộc sống con người theo nhiều cách khác nhau. Ngày nay, ta thấy các vấn đề nhức nhối liên quan để môi trường và sức khoẻ con người ngày càng nhiều, một phần xuất phát từ việc chất thải chưa được thu gom và xử lý đúng cách. Hãy cùng Hoà Phát them khải bài viết dưới đây để có thêm thông tin về chất thải ngu hại.

Chất thải nguy hại và những quy định liên quan

Chất thải nguy hại là gì

Chất thải nguy hại là những chất thải có chứa các thành phần độc hại gây ảnh hưởng xấu đếm con người, và môi trường xung quanh. Những chất thải nguy hại phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau như sinh hoạt hộ gia đình, các ngành công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, y tế, các thiết bị điện tử,… Chúng có tính độc hại, gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe của con người  nếu không được xử lý cách an toàn và hiệu quả.

Tình trạng ô nhiễm do chất thải ở Việt Nam

Những năm gần đây, tốc độ tăng dân số cao, đô thị hóa và công nghiệp hóa nhanh chóng công nghiệp hóa mở rộng nhanh chóng kéo theo đó là một lượng lớn chất thải chất độc hại ra môi trường. Những loại khí độc, chất thải lỏng và chất thải điện tử (e-waste), đe dọa môi trường sống  và ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái và sức khỏe con người nếu chúng không được xử lý đúng cách.

Ở Việt Nam, sự gia tăng chất thải rắn công nghiệp không chỉ đến từ quá trình hoạt động sản xuất công nghiệp mà còn đến từ lượng nhập khẩu rác thải bất hợp pháp từ các nước phát triển. Hiện nay, có khoảng 80% tổng lượng chất thải công nghiệp được thu gom, sau đó chôn lấp hoặc đốt thủ công một cách bừa bãi không theo tiêu chuẩn vệ sinh. Điều này không chỉ gây ra những hậu quả nặng nề với môi trường mà còn ảnh hưởng tới sức khoẻ con người, tăng nguy cơ về các bệnh mãn tính vì các kim loại nặng và chất độc tồn tại trong nguồn nước, không khí.

Chất thải không được xử lý
Hầu hết các chất thải đều bị xử lý một cách bừa bãi

Danh mục chất thải nguy hại

Tại Mẫu số 01 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT quy định chất thải nguy hại như sau:

1.Chất thải từ hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản, dầu khí và than

  1. Chất thải từ quá trình điều chế, sản xuất, cung ứng và sử dụng hoá chất vô cơ
  2. Chất thải từ quá trình điều chế, sản xuất, cung ứng và sử dụng hoá chất 7 hữu cơ
  3. Chất thải từ hoạt động của nhà máy nhiệt điện và các cơ sở đốt khác
  4. Chất thải từ hoạt động luyện kim và đúc kim loại
  5. Chất thải từ sản xuất vật liệu xây dựng và thuỷ tinh
  6. Chất thải từ quá trình xử lý, gia công kim loại và các vật liệu khác
  7. Chất thải từ quá trình điều chế, sản xuất, cung ứng, sử dụng các sản phẩm che phủ (sơn,men thuỷ tinh, véc ni),chất bịt kín, chất kết dính, và mực in
  8. Chất thải từ hoạt động sản xuất, chế biến gỗ, sản phẩm từ gỗ, giấy và bột giấy
  9. Chất thải từ hoạt động chế biến da, lông và dệt nhuộm
  10. Chất thải xây dựng và phá dỡ (bao gồm cả đất đào từ các khu vực bị ô nhiễm)
  11. Chất thải từ các hoạt động tái chế, xử lý chất thải, nước thải và xử lý nước cấp
  12. Chất thải từ y tế và thú y (trừ chất thải sinh hoạt từ ngành này)
  13. Chất thải từ ngành lâm nghiệp, nông nghiệp
  14. Chất thải từ việc phá dỡ, bảo dưỡng thiết bị, phương tiện giao thông vận tải
  15. Chất thải từ hộ gia đình và chất thải sinh hoạt từ các nguồn khác
  16. Chất thải, dầu thải từ nhiên liệu lỏng, chất thải dung môi hữu cơ, môi chất lạnh và chất đẩy
  17. Các loại chất thải bao bì, giẻ lau, chất hấp thụ, vật liệu lọc và vải bảo vệ
  18. Các loại chất thải khác

Mã chất thải nguy hại

Mã chất thải là cột thể hiện mã số của từng loại chất thải bao gồm chất thải nguy hại (CTNH), chất thải công nghiệp phải kiểm soát (CTCNPKS) và chất thải rắn công nghiệp thông thường (CTRCNTT) trong Danh mục chất thải. Mã chất thải được tổ hợp từ 1, 2 hoặc 3 cặp chữ số (hay 2, 4 hoặc 6 chữ số) như sau:

  1. a) Cặp chữ số ( 2 chữ số) đầu tiên thể hiện mã của nhóm chất thải được phân loại theo nhóm nguồn hoặc dòng thải chính;
  2. b) Cặp chữ số (2 chữ số) tiếp theo thể hiện mã của phân nhóm chất thải phân loại theo phân nhóm nguồn hoặc dòng thải trong từng nhóm nguồn hoặc dòng thải chính;
  3. c) Cặp chữ số ( 2 chữ số) cuối cùng thể hiện mã của từng loại chất thải trong từng phân nhóm nguồn hoặc dòng thải.

Quy định về kho chứa

Căn cứ những quy định về việc lưu trữ chất thải nguy hại tại Phụ lục II thông tư 36/2015/TT-BTNMT thì các đơn vị lưu trữ cần đáp ứng các yêu cầu sau:

Khu vực lưu trữ các chất thải nguy hại cần đáp ứng các yêu cầu như sau:

Mặt sản phải đảm bảo kín khít, không thẩm thấu xuống lòng đất, có mái che kín, tránh nắng mưa cho khu vực lưu trữ, ngăn nước mưa từ bên ngoài, ngoại trừ các thiết bị lưu trữ phải có dung tích lớn và đặt ngoài trời, cần xây dựng các biện pháp để làm hạn chế các tác động của tự nhiên đến chất thải; Ngoài ra cần phải tách riêng, cách ly các nhóm chất thải có khả năng phản ứng với nhau; Đảm bảo các loại chất thải nguy hại không bị rò rỉ, tràn ra ngoài môi trường.

Đảm bảo không xảy ra cháy nổ ở khu vực lưu trữ chất thải nguy hại: Khu vực chưa chất thải phải giữ khoảng cách an toàn (10m) với lò hơi và các thiết bị đốt khác.

Đối với các loại chất thải lỏng, các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy phải được chứa trong các bao bì cứng hoặc các thiết bị lưu trữ đặt trên các tấm nâng, xếp chồng lên nhau

Khu vực lưu trữ cần phải trang bị đầy đủ các phương tiện kĩ thuật để chuẩn bị cho các tình huống sự cố xảy ra: Bao gồm thiết bị PCCC, các loại vật liệu hấp thụ (như cát khô, mùn cưa); biển cảnh báo nguy hiểm; ngoài ra đối với loại chất thải y tế, cần đáp ứng những yêu cầu riêng về quản lý chất thải y tế.

>> Xem thêm: Chất phóng xạ và những tác động đến sức khoẻ con người

 

Chất thải nguy hại
Chất thải nguy hại đe doạ đến môi trường sống và sức khoẻ của con người

Xử lý chất thải nguy hại như thế nào?

Đốt cháy: Hoá chấy nguy hại được đốt trong lò đốt ở nhiệt độ cao nhằm phá hủy các thành phần độc hại và biến chúng thành tro. Lò đốt chất thải nguy hại được sử dụng để xử lý nhiều loại chất thải nguy hại khác nhau như: hóa chất, dầu và mỡ, phế thải y tế, pin và ắc quy, chất thải phóng xạ.

Chôn lấp: Đây là phương pháp khá phổ biến và được sử dụng cho một số loại chất thải nguy hại như bùn thải, xỉ tro, hoá chất,  hóa chất,… Mỗi khu vực chôn sẽ tương ứng với một loại chất thải đã được quy định từ trước.

Hoá học: Với phương pháp này người ta dùng các hóa chất để biến đổi chất thải nguy hại thành các sản phẩm ít độc hại hoặc vô hại hơn.

Oxy hóa: Phương pháp này sử dụng các chất oxy hóa như Ozone, Clo, Permanganat kali… để oxy hóa các chất độc hại trong chất thải.

Hóa tủa: Bằng việc sử dụng các chất kết tủa để kết tủa như Clorua sắt, Sunfat sắt, Hydroxide nhôm…  các chất độc hại trong chất thải sẽ được kết tủa thành các sản phẩm rắn, thuận tiện cho việc thu gom và xử lý dễ dàng.

Hấp thụ: Sử dụng than hoạt tính, Zeolite, Than bùn…để hấp thụ các chất độc hại trong chất thải.

Sinh học: Ngoài những phương pháp kể trên, người ta còn sử dụng vi sinh vật để phân hủy các chất độc hại trong chất thải.

Một số phương pháp sinh học, bao gồm:

Phân hủy hiếu khí: Bằng việc sử dụng vi sinh vật hiếu khí để phân hủy sử dụng để xử lý các chất thải hữu cơ.

Phân hủy kỵ khí: Được sử dụng vi sinh vật kỵ khí để phân hủy, xử lý các chất thải hữu cơ có chứa các chất độc hại khó phân hủy như thuốc trừ sâu, hóa chất công nghiệp.

Ngoài ra các phương pháp sử dụng enzym hay kỹ thuật gen cũng được sử dụng để phân huỷ các chất độc hại.

Hoà Phát hỗ trợ trợ đầy đủ các dịch vụ và công tác huấn luyện liên quan đến an toàn hoá chất. Để được hỗ trợ thêm thông tin về các khoá huấn luyện vui lòng liên hệ Điện thoại: 0938387928 (Mr. Lộc)

Trả lời