Hàng hoá nguy hiểm và các quy định liên quan

Hóa chất đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống hiện đại của chúng ta. Hiện nay, việc các doanh nghiệp sử dụng các loại hoá chất có tính nguy hiểm, dễ gây ra những thiệt hại về người và tài sản trong hoạt động sản xuất không phải là việc hiếm gặp. Để sử dụng những loại hoá chất nguy hiểm đòi hỏi sự chú ý và tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về an toàn. Cùng Hoà Phát tham khảo bài viết dưới đây để hiểu về loại hàng hoá nguy hiểm này và các quy định liên quan.

Hàng hoá nguy hiểm và các quy định liên quan

1. Danh mục hàng hoá nguy hiểm

Căn cứ vào Nghị định 34/2024/NĐ-CP thì hàng hóa nguy hiểm là hàng hóa có chứa các chất nguy hiểm khi chở trên đường bộ hoặc đường thủy nội địa có khả năng gây nguy hại tới tính mạng, sức khỏe con người, môi trường, an toàn và an ninh quốc gia.

Tuỳ theo tính chất hóa, lý, hàng hoá nguy hiểm được phân thành 9 loại và nhóm loại sau đây:

– Loại 1. Chất nổ và vật phẩm dễ nổ.

  • Nhóm 1.1: Chất và vật phẩm có nguy cơ nổ rộng.
  • Nhóm 1.2: Chất và vật phẩm có nguy cơ bắn tóe nhưng không nổ rộng.
  • Nhóm 1.3: Chất và vật phẩm có nguy cơ cháy và nguy cơ nổ nhỏ hoặc bắn tóe nhỏ hoặc cả hai, nhưng không nổ rộng.
  • Nhóm 1.4: Chất và vật phẩm có nguy cơ không đáng kể.
  • Nhóm 1.5: Chất rất không nhạy nhưng có nguy cơ nổ rộng.
  • Nhóm 1.6: Vật phẩm đặc biệt không nhạy, không có nguy cơ nổ rộng.

– Loại 2. Khí.

  • Nhóm 2.1: Khí dễ cháy.
  • Nhóm 2.2: Khí không dễ cháy, không độc hại.
  • Nhóm 2.3: Khí độc hại.

– Loại 3. Chất lỏng dễ cháy và chất nổ lỏng khử nhạy.

– Loại 4.

  • Nhóm 4.1: Chất rắn dễ cháy, chất tự phản ứng và chất nổ rắn được ngâm trong chất lỏng hoặc bị khử nhạy.
  • Nhóm 4.2: Chất có khả năng tự bốc cháy.
  • Nhóm 4.3: Chất khi tiếp xúc với nước tạo ra khí dễ cháy.

– Loại 5.

  • Nhóm 5.1: Chất ôxi hóa.
  • Nhóm 5.2: Perôxít hữu cơ.

– Loại 6.

  • Nhóm 6.1: Chất độc.
  • Nhóm 6.2: Chất gây nhiễm bệnh.

– Loại 7: Chất phóng xạ.

– Loại 8: Chất ăn mòn.

– Loại 9: Chất và vật phẩm nguy hiểm khác.

Hoa-chat-cong-nghiep
Hoá chất công nghiệp

2. Muốn vận chuyển hàng hóa nguy hiểm thì xin cấp giấy phép ở đâu?

Ở mỗi loại hàng hoá được quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 34/2024/NĐ-CP sẽ có một cơ quan tiếp nhận và cấp giấy vận chuyển hàng hoá nguy hiểm khác nhau. Dưới đây là cơ quan tiếp nhận của các nhóm hàng hoá theo quy định.

  1. Bộ Công an cấp Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm cho loại 1, loại 2, loại 3, loại 4, loại 9 theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị định này (trừ hóa chất bảo vệ thực vật).
  2. Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm cho loại 5, loại 8 theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị định này.
  3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm cho hoá chất bảo vệ thực vật.
  4. Cơ quan cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm sẽ căn cứ vào loại, nhóm hàng hóa nguy hiểm theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị định nàyđể quyết định tuyến đường vận chuyển và thời gian vận chuyển.
  5. Riêng việc cấp Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm loại 7 được thực hiện theo quy định tại Nghị định về việc tiến hành công việc bức xạ và hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử.
  6. Tổ chức, cá nhân khi vận chuyển hàng hoá nguy hiểm thuộc các trường hợp sau đây sẽ không phải đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm:
  •  Vận chuyển khí thiên nhiên hoá lỏng (LNG) và khí thiên nhiên nén (CNG) có tổng khối lượng nhỏ hơn 1.080 ki-lô-gam;
  • Vận chuyển khí dầu mỏ hoá lỏng (LPG) có tổng khối lượng nhỏ hơn 2.250 ki-lô-gam;
  • Vận chuyển nhiên liệu lỏng có tổng dung tích nhỏ hơn 1.500 lít;
  • Vận chuyển hoá chất bảo vệ thực vật có tổng khối lượng nhỏ hơn 1.000 ki-lô-gam;
  • Vận chuyển hàng hoá nguy hiểm đối với các hóa chất độc nguy hiểm còn lại trong các loại, nhóm hàng hoá nguy hiểm

3. Khi làm việc, tiếp xúc với hàng hoá nguy hiểm cần lưu ý điều gì?

– Người lao động làm việc tiếp xúc với các hóa chất nguy hiểm phải được huấn luyện an toàn hóa chất theo quy định của Nghị định 113/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất và các quy định hiện hành (Cơ sở có hóa chất nguy hiểm có trách nhiệm tổ chức huấn luyện an toàn hóa chất, vệ sinh lao động cho cán bộ công nhân viên).

– Không dùng khí nén có ô xy để nén đẩy hóa chất dễ cháy, nổ từ thiết bị này sang thiết bị khác. Khi san rót hóa chất dễ cháy, nổ sang thiết bị chứa khác, phải tiếp đất bình chứa và bình rót

– Khi pha dung môi vào khối hóa chất lỏng ở thiết bị hở phải cách xa vùng có lửa ít nhất 10 m. Chỉ được pha dung môi vào khối hóa chất lỏng khi nhiệt độ khối hóa chất lỏng thấp hơn nhiệt độ sôi của dung môi.

– Không dùng ngọn lửa trực tiếp soi sáng để tìm chỗ hở các đường ống dẫn, thiết bị chứa các hóa chất dễ cháy, nổ.

– Trước khi hàn thiết bị, ống dẫn trước đã chứa hóa chất dễ cháy, nổ, phải mở hết các nắp thiết bị, mặt bích ống dẫn và làm thoát hết khí dễ cháy, nổ ra ngoài, thau rửa sạch đảm bảo không còn khả năng tạo thành hỗn hợp cháy, nổ.

– Trước khi đưa vào đường ống hay thiết bị một chất có khả năng gây cháy, nổ, hoặc trước và sau khi sửa chữa phải thực hiện nghiêm ngặt các quy trình phòng cháy, nổ:

+ Thử kín, thừ áp (nếu cần).

+ Thông rửa bằng môi chất thích hợp hoặc khí trơ.

+  Xác định hàm lượng ô xy, không khí hoặc chất cháy, nổ còn lại sao cho không còn khả năng tạo hỗn hợp cháy, nổ.

+ Kết quả kiểm tra phải được xác nhận của cán bộ phụ trách an toàn trước khi tiến hành sửa chữa.

– Có biện pháp kiểm soát người ra, vào nhà xưởng, kho chứa có hóa chất nguy hiểm và cung cấp danh sách những người có mặt tại khu vực cho lực lượng cứu hộ, cứu nạn trong trường hợp xảy ra sự cố hóa chất.

– Cơ sở hóa chất nguy hiểm phải có trách nhiệm phổ biến, hướng dẫn nội quy an toàn, cung cấp phương tiện bảo hộ cá nhân phù hợp cho khách đến làm việc tại cơ sở.

– Cơ sở có hóa chất nguy hiểm phải trang bị đầy đủ cho người lao động phương tiện bảo hộ cá nhân phù hợp với mức độ nguy hại của từng hóa chất và tính chất công việc ở trình trạng hoạt động tốt.

– Thực hiện kiểm tra định kỳ tối thiểu 01 lần/01 tháng, đảm bảo các thiết bị bảo hộ cá nhân luôn đầy đủ và trong điều kiện sử dụng. Cơ sở có hóa chất nguy hiểm có trách nhiệm lưu giữ biên bản kiểm tra trong vòng 12 tháng và xuất trình cho cơ quan quản lý có thẩm quyền khi được yêu cầu.

>>> XEM THÊM: GIẤY PHÉP VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA NGUY HIỂM

Lưu ý khi làm việc với hàng hoá nguy hiểm
Lưu ý khi làm việc với hàng hoá nguy hiểm

4. Phiếu an toàn hoá chất đối với hàng hoá nguy hiểm

Đối tượng áp dụng:

Theo khoản 1 và khoản 2 Điều 29 Luật Hóa chất 2007, quy định các cá nhân sản xuất, nhập khẩu hóa chất nguy hiểm trước khi đưa vào sử dụng, lưu thông trên thị trường phải lập phiếu an toàn hóa chất.

Quy định phiếu an toàn hóa chất như sau:

– Phiếu an toàn hóa chất bao gồm các nội dung sau đây:

+ Nhận dạng hóa chất;

+ Nhận dạng đặc tính nguy hiểm của hóa chất;

+ Thông tin về thành phần các chất;

+ Đặc tính lý, hóa của hóa chất;

+ Mức độ ổn định và khả năng hoạt động của hóa chất;

+ Thông tin về độc tính;

+ Thông tin về sinh thái;

+ Biện pháp sơ cứu về y tế;

+ Biện pháp xử lý khi có hoả hoạn;

+ Biện pháp phòng ngừa, ứng phó khi có sự cố;

+ Yêu cầu về cất giữ;

+ Tác động lên người và yêu cầu về thiết bị bảo vệ cá nhân;

+ Yêu cầu trong việc thải bỏ;

+ Yêu cầu trong vận chuyển;

+ Quy chuẩn kỹ thuật và quy định pháp luật phải tuân thủ;

+ Các thông tin cần thiết khác.

Antoanhoachat.vn chuyên tư vấn và hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện xin Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm của Nhóm 5,8 của Bộ Khoa học và Công nghệ cấp và nhóm 1,2,3,4,9 do Cơ quan PCCC cấp. Ngoài ra, chúng tôi còn cung cấp xây dựng kế hoạch, biện pháp phòng ngừa sự cố, phiếu an toàn hoá chất và các dịch vụ khác liên quan đến pháp lý và đào tạo huấn luyện an toàn hoá chất.  Bạn có thể tìm hiểu thêm các nội dung khác liên quan đến các thủ tục xin cấp giấy phép của hoạt động hoá chất khác tại trang Antoanhoachat.vn.

Để được hỗ trợ và sử dụng dịch vụ của antoanhoachat.vn quý Anh/Chị vui lòng liên hệ 093 835 3369 (Mr. Phong) hoặc  Email: phongle@antoanhoachat.vn.

Trả lời