Đồ bảo hộ hoá chất và những điều cần biết

Đồ bảo hộ hoá chất và những điều cần biết

Đồ bảo hộ là trang thiết bị quan trọng trong các doanh nghiệp nhằm đảm bảo an toàn cho người lao động. Ở mỗi ngành nghề, các thiết bị bảo hộ sẽ khác nhau. Đối với ngành nghề có liên quan đến hoá chất, vai trò của đồ bảo hộ lại càng được đẩy lên cao bởi tính chất nguy hiểm của hoá chất.

Đồ bảo hộ hoá chất là gì

Đồ bảo hộ hoá chất là trang thiết bị trang phục, thiết bị được sử dụng nhằm mục đích để bảo vệ người lao động tránh bị phơi nhiễm bởi các tác nhân nguy hiểm trong môi trường làm việc liên quan đến hóa chất. Ở các ngành công nghiệp thường xuyển phải tiếp xúc với hóa chất như y tế, nông nghiệp, hoá chất và các ngành nghề khác thì việc sử dụng quần áo và thiết bị bảo hộ lại càng trở nên thiết yếu hơn.  Dưới đây là một số thông tin cơ bản về đồ bảo hộ hóa chất:

Các loại đồ bảo hộ hóa chất

  • Quần áo bảo hộ hóa chất

Một số loại quần áo bảo hộ hoá chất gồm có:

– Loại 1: có chức năng chống lại các loại hóa chất ở trạng thái lỏng và khí.

– Loại  2: chống lại hầu hết các dạng khác nhau của hóa chất trừ dạng khí.

– Loại 3: chống các loại hóa chất trong điều kiện tiếp xúc trực tiếp với hóa chất ở dạng lỏng.

– Loại  4: bả vệ người lao động trong điều kiện hoá chất văng hay bắn ở mức độ cao.

– Loại 5: sử dụng trong trường hợp hóa chất tồn tại ở dạng bụi.

– Loại 6: chống lại hóa chất văng bắn với mức độ nhẹ ở dạng lỏng.

Lực lượng ứng phó mặc đồ bảo hộ khi xử lý sự cố do hoá chất
Lực lượng ứng phó mặc đồ bảo hộ khi xử lý sự cố do hoá chất
  • Găng tay bảo hộ hóa chất

Găng tay neoprene: Có khả năng chịu nhiệt cao lên tới 500%, chống lại axit, bazơ, và nhiều dung môi hữu cơ khác.

Găng tay PVA: Chả năng chống lại những dung môi hữu cơ mạnh, nhưng tan trong nước.

Găng tay latex: Co giãn linh hoạt, nhưng không bền khi tiếp xúc với dầu và dung môi hữu cơ.

Găng tay nitrile: Chất liệu từ cao su nhân tạo, có tính chống nước, kháng nhiều loại hóa chất, kể cả dầu và dung môi, phổ biến trong nha khoa, y khoa, chế biến thực phẩm…

  • Mặt nạ phòng độc

Mặt nạ nửa mặt: Bảo vệ hệ hô hấp, dùng kèm với phin lọc và tấm lọc phù hợp để tránh các tác nhân nguy hiểm khi làm việc trong môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi, đặc biệt là trong môi trường có hóa chất độc hại, sinh ra khí hữu cơ, vô cơ…

Mặt nạ toàn mặt: Mặt nạ có chức năng bảo vệ cả khuôn mặt, bao gồm mũi, miệng và mắt, ngoài việc bảo vệ khỏi khí độc và hóa chất bay hơi, loại mặt nạ này còn có khả năng chống cháy.

Mặt nạ khí nén: Cung cấp không khí sạch từ bình dưỡng khí.

  • Kính bảo hộ

Kính bảo hộ chống hóa chất: Nguyên liệu chủ yếu là từ polycarbonate hoặc các vật liệu chịu hóa chất, kính có khả năng chống hoá chất văng bắn hiệu quả

Kính chắn mặt (face shields): Bảo vệ toàn diện cho các bộ phận ở vùng mặt, thích hợp sử dụng khi làm việc với hóa chất nguy hiểm và có thể bắn tung tóe.

  • Ủng và giày bảo hộ: Ngăn hóa chất tiếp xúc với chân.

Tiêu chuẩn và chứng nhận

ISO (International Organization for Standardization): Tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng và an toàn cho đồ bảo hộ.

EN  14126:2003 (European Norms): Xác định các yêu cầu về hiệu suất quần áo bảo hộ chống lại các tác nhân gây nhiễm

NIOSH (National Institute for Occupational Safety and Health): chứng nhận khả năng lọc vi khuẩn và các hạt siêu vi,… lơ lửng trong không khí gồm có mặt nạ phòng độc.

>> Xem thêm: Diễn tập ứng phó sự cố hóa chất

Tại sao đồ bảo hộ hoá chất lại cần thiết

Tuân thủ quy định an toàn: Đối với lĩnh vực hoá chất nói riêng, việc sử dụng đồ bảo hộ chống hoá chất khi làm việc trực tiếp hoặc xử lý các sự cố liên quan là một yêu cầu pháp lý. Vì vậy, các doanh nghiệp và tổ chức cần phải tuân thủ những quy định về an toàn hoá chất. Việc sử dụng đồ bảo hộ chống hoá chất là một biện pháp cần thiết để đáp ứng các yêu cầu về an toàn và bảo vệ người lao động.

Bảo vệ sức khoẻ: Hoá chất là một lĩnh vữ nguy hiểm và tiềm ẩn những tổn hại nghiêm trọng đến sức khoẻ của con người. Sử dụng đồ bảo hộ hoá chất sẽ giúp người lao động được an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc và hấp thụ các chất độc hại thông qua da và đường hô hấp.

Ngăn chặn sự cố: Đồ bảo hộ có thể ngăn chặn các tác động xấu và tai nạn khi sự cố xảy ra. Ngoài ra, khi sử cố xảy ra, nếu có đồ bảo hộ thì có thể xử lý và khắc phục nhanh những hậu quả mà sự cố gây ra.  

Yêu cầu khi sử dụng đồ bảo hộ hóa chất

Loại hoá chất: Để lựa chọn đồ bảo hộ phù hợp, bạn cần xác định và đánh giá các loại hóa chất mà người lao động sẽ tiếp xúc bao gồm tính chất đặc trưng của chúng (độc tính, ăn mòn..) và chọn đúng loại đồ bảo hộ có khả năng chịu loại hoá chất tuơng ứng.

Chất lượng đồ bảo hộ: Ngoài ra, cần đảm bảo rằng đồ bảo có độ bền và khả năng chịu hoá chất, phù hợp với kích cỡ người sử dụng, có độ độ thoáng khí và thoải mái để giảm mệt mỏi khi làm việc.

Đào tạo: Người lao động cần được đào tạo các quy tắc về an toàn hoá chất và cách sử dụng đúng cách và bảo dưỡng đồ bảo hộ.

Kiểm tra và bảo dưỡng: Đối với những loại độ bảo hộ có thể sử dụng lại thì cần thường xuyên kiểm tra để phát hiện và loại bỏ những bộ đồ kém chất lượng hoặ

Antoanhoachat.vn chuyên tư vấn và hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện xin các loại giấy phép và công tác an toàn đào tạo, huấn luyện trong lĩnh vực hoá chất, gas, xăng dầu. Để được tư vấn và sử dụng dịch vụ Anh/Chị vui lòng liên hệ: Điện thoại: 093 8387928 (Mr. Lộc)

 

Trả lời