Xử lý vi phạm đổi với hành vi sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán chất cháy, chất độc

Hành vi sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc là hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, được quy định tại Điều 311 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017. Hành vi này không chỉ xâm phạm đến trật tự quản lý Nhà nước về hóa chất mà còn tiềm ẩn nguy cơ gây thiệt hại lớn về sức khỏe, tính mạng con người và môi trường.

Xử lý vi phạm đổi với hành vi sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán chất cháy, chất độc

Chất độc, chất dễ cháy là gì?

  • Chất độc là hóa chất nguy hiểm có ít nhất một trong những đặc tính nguy hiểm dưới đây: Gây độc cấp tính, Độc mãn tính, Gây kích ứng với con người, Gây ung thư hoặc có nguy cơ gây ung thư, Gây biến đổi gen, Độc đối với sinh sản, Tích luỹ sinh học, Ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ, Độc hại đến môi trường… Một số chất độc như xyanua, axit sulfuric, axit clohidric…
  • Chất dễ cháy là những hoá chất có thể/ hoặc tự phân giải gây cháy, nổ hoặc cùng các chất khác tạo thành hỗn hợp cháy, nổ trong điều kiện nhất định về thành phần, nhiệt độ, độ ẩm, áp suất.. Trong tiêu chuẩn này các chất dễ cháy, nổ được phân theo nhóm theo nhiệt độ bùng cháy và theo giới hạn nổ theo quy định.

1. Vi phạm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc

Các hành vi cấu thành tội phạm 

– Hành vi sản xuất chất cháy, chất độc trái phép;

– Hành vi tàng trữ chất cháy, chất độc trái phép;

– Hành vi vận chuyển chất cháy, chất độc trái phép;

– Hành vi sử dụng chất cháy, chất độc trái phép;

– Hành vi mua bán chất cháy, chất độc trái phép;

>> Xem thêm: GIẤY PHÉP SẢN XUẤT, KINH DOANH HÓA CHẤT HẠN CHẾ

 

Xử lý vi phạm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán chất cháy, chất độc
Xử lý vi phạm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán chất cháy, chất độc

Chế tài pháp lý theo Bộ luật Hình sự đối với hành vi sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc

Việc sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán chất cháy, chất độc không yêu cầu phải có hậu quả xảy ra mới bị xử lý hình sự; chỉ cần thực hiện một trong các hành vi nêu trên mà không có giấy phép hoặc không tuân thủ quy định pháp luật là đã đủ yếu tố cấu thành tội phạm.

>> Xem thêm: Các loại giấy tờ và hồ sơ cần có khi kinh doanh hoá chất

Căn cứ điều Điều 311 Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 12/2017/QH14 (sau đây gọi là Bộ luật Hình sự), hành vi sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc sẽ bị xử phạt hình sự như sau:

Điều 311. Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháychất độc

1. Người nào sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép chất cháy, chất độc, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;

c) Hóa chất độc thuộc Bảng 3 Công ước cấm phát triển sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học;

d) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;

e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

g) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

h) Tái phạm nguy hiểm.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Hóa chất độc thuộc Bảng 2 Công ước cấm phát triển sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học;

b) Làm chết 02 người;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

đ) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

5. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Hóa chất độc thuộc Bảng 1 Công ước cấm phát triển sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học;

b) Làm chết 03 người trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

đ) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

6. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.

 

2. Vi phạm quy định về quản lý chất cháy, chất độc bị xử lý như thế nào theo Bộ luật Hình sự ?

Quản lý, kiểm soát các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực hoá chất
Quản lý, kiểm soát các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực hoá chất

Vi phạm quy định về quản lý chất cháy, chất độc hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ những nguyên tắc, quy định, tiêu chuẩn, định mức về đặc tính, hàm lượng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc thừa nhận dẫn đến hậu quả nghiêm trọng..

Các quy định này được thể hiện trong các văn bản của cơ quan có thẩm quyền ban hành liên quan đến quản lý chất cháy, chất độc.

Chế tài pháp lý theo Bộ luật Hình sự đối với hành vi vi phạm quy định về quản lý chất cháy, chất độc

Căn cứ điều Điều 312 Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 12/2017/QH14 (sau đây gọi là Bộ luật Hình sự), hành vi sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc sẽ bị xử phạt hình sự như sau:

1. Người nào vi phạm quy định về quản lý việc sản xuất, trang bị, sử dụng, bảo quản, lưu giữ, vận chuyển hoặc mua bán chất cháy, chất độc thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

2. Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm khi phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây:

a) Làm chết 02 người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

3. Phạt tù từ 10 năm đến 15 năm khi phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây:

a) Làm chết 03 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

d) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

4. Phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm khi vi phạm quy định về quản lý việc sản xuất, trang bị, sử dụng, bảo quản, lưu giữ, vận chuyển hoặc mua bán chất cháy, chất độc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%.

5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Việc tàng trữ, sử dụng trái phép hóa chất không chỉ vi phạm pháp luật mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho cộng đồng và môi trường. Do đó, mỗi cá nhân và tổ chức cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về quản lý hóa chất để đảm bảo an toàn và phát triển bền vững.

Antoanhoachat.vn chuyên tư vấn và hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện xin các loại giấy phép kinh doanh hoá chất và công tác an toàn đào tạo, huấn luyện an toàn, bảo vệ môi trường trong lĩnh vực hoá chất, gas, xăng dầu. Đồng thời xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố hoá chất, tổ chức diễn tập ứng phó. Để được tư vấn và sử dụng dịch vụ Anh/Chị vui lòng liên hệ điện thoại: 08 3323 2728