Hoá chất công nghiệp và những lưu ý trong vấn đề an toàn hoá chất

Với sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp như hiện nay, chúng ta không còn nghi ngờ gì khi nói rằng những hóa chất công nghiệp này là một phần không thể thiếu trong sản xuất và phục vụ rất nhiều lĩnh vực trong cuộc sống hàng ngày. Từ sản xuất hóa chất đến y tế, năng lượng hay trong các chế phẩm tiêu dùng đều cần sự hiện diện của nó. Trong bài viết này, Hoà Pháp sẽ làm rõ hoá chất công nghiệp là gì và các vấn đề liên quan đến hoá chất mà bạn cần phải biết để an toàn hơn khi tiếp xúc với hoá chất.

Hoá chất công nghiệp và những lưu ý trong vấn đề an toàn hoá chất.

1. Tổng quan về hoá chất công nghiệp

Hoá chất công nghiệp là gì?

Hóa chất công nghiệp về bản chất là hóa chất nhưng chúng được tạo ra thông qua các quy trình điều chế, sản xuất và ứng dụng nhiều trong công nghiệp với số lượng lớn. Tùy thuộc vào ứng dụng cụ thể, các loại hoá chất này có thể mang lại lợi ích lớn cho việc sản xuất công nghiệp, nhưng cũng cần được sử dụng một cách an toàn và tuân thủ theo các quy trình nghiêm ngặt được quy định cụ thể để tránh các vấn đề về sức khỏe và môi trường.

>>>Xem thêm: Địa chỉ cung cấp hoá chất công nghiệp

Những loại chất độc công nghiệp cần lưu ý

Chất độc công nghiệp là những hoá chất có tính chất nguy hiểm cao và tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khoẻ con người hơn so với hoá chất công nghiệp thông thường, khi xâm nhập vào cơ thể dù chỉ với một lượng rất nhỏ cũng có thể gây lên những tổn hại nghiêm trọng.

Với những hoá chất có độc tính yếu, nồng độ dưới mức cho phép, cơ thể khoẻ mạnh thì có thể sẽ không bị ảnh hưởng.

Nhưng với những hoá chất có độc tính vượt quá giới hạn cho phép, sức đề kháng của cơ thể yếu, sẽ gây ra nhiều bệnh nguy hiểm. Bệnh do chất độc công nghiệp gây ra trong sản xuất được gọi là nhiễm độc nghề nghiệp.

Hóa chất nguy hiểm gồm những loại sau:

– Chất nổ: Các chất và vật liệu nổ công nghiệp

– Khí gas dễ cháy, khí gas không dễ cháy, khí gas không độc và độc hại

– Các hóa chất lỏng dễ cháy và các chất nổ lỏng khử nhậy

– Các hóa chất đặc dễ cháy: Các chất tự phản ứng và các chất nổ đặc khử nhậy, các chất dễ tự bốc cháy, các hóa chất khi gặp nước phát ra khí ga dễ cháy

– Các hóa chất oxy hóa: các hợp chất ô xít hữu cơ

– Các chất độc hại, các chất lây nhiễm

– Các chất phóng xạ

– Các chất ăn mòn

– Các hóa chất nguy hiểm khác

Hoa-chat-cong-nghiep
Hoá chất công nghiệp

Thực trạng ngành công nghiệp hoá chất Việt Nam

Cùng với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam đã có sự tăng trưởng đáng kể trong những năm gần đây. Chủng loại, cơ cấu sản phẩm ngày càng đa dạng, cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu trong nước trong một số lĩnh vực (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, săm lốp, sơn thông dụng, sản phẩm tẩy rửa) và cung cấp nguyên liệu đầu vào cho nhiều ngành công nghiệp khác.

Bên cạnh đó, ngành công nghiệp hóa chất còn giữ một vai trò quan trong những ngành công nghiệp nền tảng, góp phần quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, góp phần đảm bảo an ninh, quốc phòng. Nhìn chung, Việt Nam đang trải qua giai đoạn phát triển tích cực, tuy nhiên vẫn còn những điểm hạn chế cần nỗ lực cải thiện.

Ngành chủ yếu cung cấp được một số sản phẩm thông dụng, chưa sản xuất được các sản phẩm hóa chất có yêu cầu kỹ thuật cao, nhiều loại nguyên liệu và sản phẩm hóa chất còn phụ thuộc vào nhập khẩu từ các quốc gia khác để đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng nội địa. Tuy nhiên, cũng đã có sự tăng cường trong việc xuất khẩu một số sản phẩm hóa chất của Việt Nam sang các thị trường khác.

 Mặc dù đã có sự cải thiện,  nhưng vấn đề về chất lượng và an toàn của sản phẩm hóa chất vẫn là một thách thức đối với ngành công nghiệp này tại Việt Nam. Còn nhiều cơ sở nhỏ lẻ, lạc hậu, chưa chú trọng đến lĩnh vực nghiên cứu khoa học, cải tiến công nghệ, sản phẩm kém tính cạnh tranh. Vấn đề an toàn hoá chất chưa được kiểm soát chặt chẽ dẫn đến những hệ luỵ về sức khoẻ con người và môi trường. Điều này dẫn đến tâm lý e ngại, không chào đón tại một số địa phương và cộng đồng dân cư.

Hiện nay, Chính phủ Việt Nam đã và đang thúc đẩy các chính sách hỗ trợ và khuyến khích đầu tư vào ngành công nghiệp hóa chất, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển bền vững của ngành này.

2.Những điều cần biết để làm việc với hoá chất công nghiệp an toàn hơn

Biển cảnh báo hoá chất 

Biển cảnh báo hoá chất bao gồm cả những nội quy an toàn chung mà bất kỳ cá nhân nào cũng phải tuân thủ. Phổ biến nhất phải kể đến bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất – MSDS: Material Safety Data Sheet là một dạng văn bản chứa các dữ liệu liên quan đến các thuộc tính của một hóa chất cụ thể. Nó còn đưa ra các quy định và các trình tự làm việc một cách an toàn hay cách xử lý cần thiết khi bị ảnh hưởng bởi hóa chất.

Nó được đưa ra để phục vụ cho những người cần phải tiếp xúc hay làm việc với hóa chất đó, không kể là dài hạn hay ngắn hạn các trình tự để làm việc với nó một cách an toàn hay các xử lý cần thiết khi bị ảnh hưởng của nó.

Tuy nhiên, không phải bất cứ hàng hóa nào cũng cần đến giấy chứng nhận MSDS. Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất thường được yêu cầu cung cấp khi hàng hóa mang tính nguy hiểm, nhất là dễ cháy nổ. Ngoài ra, các sản phẩm dạng bột như thực phẩm chức năng, mỹ phẩm đôi khi cũng cần thực hiện giấy chứng nhận MSDS để kiểm tra về độ an toàn với người sử dụng.

>>>Xem thêm:  Hướng dẫn xây dựng phiếu an toàn hoá chất

Ngoài ra, các biển quảng cáo với các ký hiệu, hình ảnh, hoặc từ ngữ để chỉ ra loại hoá chất cụ thể mà người lao động cần phải lưu ý khi tiếp xúc hoặc gần khu vực đó cũng phải được sử dụng đúng theo quy định. Mục đích của biển cảnh báo hoá chất độc hại là để bảo vệ sức khỏe và an toàn của cộng đồng bằng cách giảm thiểu nguy cơ tiếp xúc không mong muốn với các chất độc hại này.

Biển cảnh báo hoá chất nguy hiểm
Biển cảnh báo hoá chất nguy hiểm

 

Quy tắc sử dụng hoá chất an toàn

1.Luôn luôn sử dụng đồ bảo hộ và kiểm tra chúng cẩn thận trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn. Không dùng những bộ đồ bảo hộ đã quá cũ, bị hỏng, rách vì chúng sẽ không đáp ứng được yêu cầu bảo vệ.
2. Ghi nhãn, phân loại hoá chất đúng quy định theo thứ tự và mức độ nguy hại.
3. Những người làm việc trực tiếp với hoá chất như sản xuất, sử dụng, bảo quản, vận chuyển hóa chất nguy hiểm, độc hại phải được tham gia huấn luyện an toàn vệ sinh lao động
4. Tuân thủ các quy định đã được ban hành và thực hiện nhiệm vụ như đã được đào tạo.
5. Tìm hiểu về các thủ tục và thiết bị khẩn cấp để biết cách sơ tán, biết cách báo cáo khẩn cấp và cách để đối phó với hỏa hoạn và sự cố rò rỉ, cũng như biết cách sơ cấp cứu khi có người bị thương trong các sự cố.
6.Hãy thận trọng và lên kế hoạch trước. Hãy chuẩn bị kịch bản cho những tình huống xấu có thể xảy ra trong quá trình làm việc.
7. Lưu trữ tất cả nguyên vật liệu theo đúng nguyên tắc, tách riêng những vật liệu dễ kết hợp với nhau gây cháy nổ, và lưu trữ đúng chỉ dẫn.
8.Xem kỹ nhãn mác và bảng dữ liệu an toàn của vật liệu trước khi sử dụng bất cứ vật liệu nào để chắc chắn rằng bạn biết được tính chất cũng như các nguy cơ và biện pháp phòng ngừa.
9. Đảm bảo hoá chất được chứa trong thùng thích hợp và đã được dán ở mọi thùng chứa. Hạn chế sử dụng hóa chất khi không biết nhãn hiệu. Báo cáo với cấp trên nếu gặp tình trạng các thùng chứa bị hỏng hay nhãn trên thùng không đọc được.
10. Giữ gìn nơi làm việc sạch sẽ. Sau khi tiếp xúc với bất kỳ hóa chất nào, hãy rửa với xà phòng và nước. Lau chùi bề mặt nơi làm việc ít nhất một lần trong ca làm việc để giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm.
11. Sử dụng hóa chất đúng mục đích.
12. Không được ăn uống, sử dụng mỹ phẩm hay sờ lên mặt, lên mắt khi đang làm việc với hóa chất.

Quy tắc khi làm việc với hoá chất
Quy tắc để làm việc với hoá chất an toàn

Huấn luyện an toàn hoá chất 

Nếu vấn đề an toàn khi sử dụng hoá chất công nghiệp không được chú trọng, thì người chịu hậu quả đậu tiên chính là những người làm việc với những hoá chất này. Đặc biệt đối với những hoá chất độc hại và có tình nguy hiểm cao như các axit đặc, kiềm đặc và loãng, chì.. thì mức độ ảnh hưởng càng trở nên nặng nề hơn.

Các chất độc sẽ từ từ ngấm vào cơ thể, qua thời gian khi độc tố vượt quá khả năng tự đào thải của cơ thể thì sẽ sinh ra rất nhiều loại bệnh tật khác nhau liên quan đến hô hấp và chức năng của các cơ quan khác. Không chỉ thế, khi làm việc dưới môi trường không an toàn, hoá chất có thể bắn vào người gây ra nhiều tổn thương nghiêm trọng khác.

Vì vậy, trước khi sản xuất, phân phối và sử dụng hoá chất, người lao động cần nắm rõ các kiến thức về an toàn hoá chất để bảo vệ cho chính mình và tránh những rủi ro không đáng có.

Tại Thông tư số 13/2016/TT-BLĐTBXH ngày 16 tháng 6 năm 2016 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động nêu rõ các công việc: trực tiếp sản xuất, sử dụng, bảo quản, vận chuyển hóa chất nguy hiểm, độc hại theo phân loại của Hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất bắt buộc phải tham gia huấn luyện an toàn vệ sinh lao động.

Theo Nghị định 44/2016/NĐ-CP và Nghị định 113/2017/NĐ-CP thì người tham gia lao động liên quan đến hoá chất phải được kiếm soát nghiêm ngặt về an toàn lao động. Do đó, để giảm thiểu tai nạn nghề nghiệp, các doanh nghiệp nói chung và từng cá nhân nói riêng cần tham gia khoá học huấn luyện hoá chất để cập nhật kiến thức và bảo vệ chính mình.

Như vậy, huấn luyện hoá chất và an toàn vệ sinh lao động không phải là việc nên làm nữa, mà là nghiệp vụ bắt buộc phải có cho những ai đang trực tiếp sản xuất, sử dụng, bảo quản, vận chuyển hóa chất nguy hiểm, độc hại

>>>Xem thêm: Huấn luyện an toàn vệ sinh lao động theo nghị định 44/2016/NĐ-CP

Trên đây là những thông tin cơ bản về an hoá chất công nghiệp  mong rằng sẽ giúp anh chị có cái nhìn rõ hơn về vấn đề này. Hoà Pháp chuyên cung cấp các loại hoá chất công nghiệp, tư vấn pháp lý và các khoá đào tạo- huấn luyện chuyên nghiệp trong trong môi trường hoá chất. Mọi yêu cầu tư vấn về tư vấn, đào tào an toàn hoá chất hoặc dịch vụ khác, quý khách vui lòng liên hệ 0938353369 (Mr. Phong) hoặc  Email: phongle@antoanhoachat.vn