Sự cố tràn dầu và và các biện pháp ứng phó sự cố

Sự cố tràn dầu và và các biện pháp ứng phó sự cố

Sự cố tràn dầu là gì?

Tràn dầu ( Oil spill) là sự cố xảy ra khiến dầu mỏ và các sản phẩm từ dầu bị rò rỉ ra bên ngoài môi trường (thường là biển, sông…) trong quá trình khai thác, chế biến, vận chuyển do sự cố kỹ thuật, thiên tai hoặc do con người gây ra. Tràn dầu gây ra nhiều tác động tiêu cực đến môi trường, đe doạ tới tính mạng và môi trường sống của các loại vật hoang dã và gây ra những thiệt hại đến các hoạt động kinh tế của quốc gia.

Nguyên nhân gây ra hiện tượng tràn dầu

Tràn dầu là sự cố xảy ra từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể đến từ chủ quan hoặc khách quan. Nhưng nhìn chung xuất phát từ những nguyên nhân chính sau đây:

Nguyên nhân do con người: Một trong những nguyên nhân dân tới việc tràn dầu đó là  gặp tai nạn do điều khiến tàu  va chạm với tàu khác, hoặc đi phải vào vùng nước nông khiến tàu va phải đá ngầm, san hô,… khiến tàu bị rạn nứt làm một lượng lớn dầu chứa trong tàu tràn ra nước. Ngoài ra, nguyên nhân gây tràn dầu còn đến từ những sai sót trong quá trình bảo dưỡng, vận hành bơm dầu quá tải, không đóng chặt van, hoặc lỗi trong quy trình xả và nạp dầu…

Nguyên nhân môi trường: Các thiên tai như mưa bão, lũ lụt, sóng thần, động đất…có thể gây ra những ảnh hưởng đến quá trình hoạt động bình thường của tàu gây tràn dầu.

Nguyên nhân từ sự cố kỹ thuật: Các loại thiết dễ bị hư hỏng, không đảm bảo chất lượng, không gian lưu trữ dầu thiếu yếu tố an toàn hoặc không phù hợp.

Tài bị tai nạn làm dầu tràn đổ ra biển
Tàu bị tai nạn làm dầu tràn đổ ra biển

Ảnh hưởng của dầu đến môi trường

Sự cố tràn dầu gây ra những hậu quả nghiêm trọng và mất rất nhiều thời gian để phục hồi những hậu quả gây ra cho môi trường biển, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hệ sinh thái.

Môi trường nước: Khi dầu bị tràn đổ ra môi trường nước, dầu sẽ lan rộng trên bề mặt ngăn không cho ánh sáng và oxy hòa tan vào nước, điều này làm cán cân điều hoà oxy trong hệ sinh thái bị đảo lộn. Tràn dầu gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái dưới nước đặc biệt là sinh vật phù du, tảo biển, rừng ngập mặt, các hệ thuỷ hải sản..

Động vật hoang dã: Các loài chim biển, cá, và các sinh vật biển khác có thể bị nhiễm dầu, dẫn đến tổn thương hoặc tử vong.

Cùng với việc môi trường sống bị đảo lộn, thiếu oxy để hô hấp, các loài sinh vật biển còn phải đối mặt với việc dầu bị dầu bám vào cơ thể như mang, mắt gây ra nhiễm độc bởi các loại chất hoá học độc hại có trong dầu khiến quá trình hô hấp diễn ra khó khăn, mất phương hướng, di chuyển chậm hơn.

Đối với các loại chim và động vật hoang dã khác cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, việc dầu tràn đổ trên mặt nước sẽ làm việc tìm kiếm thức ăn trở nên khó khăn hơn, dầu bám vào lông khiến các loại chim mất khả năng bay dẫn tới tử vong.

Hoạt động kinh tế: Dầu lan trên biển và dạt vào bờ trong thời gian dài không được thu gom sẽ làm suy giảm lượng cá thể sinh vật, gây thiệt hại cho ngành khai thác và nuôi trồng thủy, hải sản. Dầu gây ô nhiễm môi trường nước làm cá chết hàng loạt, mất mỹ quan, gây mùi khó chịu đẫn đến doanh thu của ngành du lịch cũng bị thiệt hại nặng nề. Do dầu trôi nổi làm hỏng máy móc, thiết bị khai thác tài nguyên và vận chuyển đường thủy.

Tràn dầu có thể ảnh hưởng đến các ngành công nghiệp như ngư nghiệp và du lịch. Ngoài ra, việc tiếp xúc với dầu và các hóa chất sử dụng trong quá trình làm sạch dầu có thể gây hại cho sức khỏe con người.

Các biện pháp ứng phó sự cố tràn dầu

1.Sử dụng phao quây trên mặt nước

Khi xảy ra sự cố, việc dử dụng phao quây sẽ giúp cô lập vùng dầu bị tràn đổ, không bị lan rộng hơn giúp việc xử lý và kiểm soát dầu tốt hơn.

2.Sử dụng các thiết bị thu hồi dầu

Sau khi dùng phao quây kiểm soát lượng dầu, để thu gom hút lớp váng dầu nổi trên mặt nước cần phải sử dụng các thiết bị thu hồi dầu chuyên dụng. Thông thường, các loại bơm bút dầu thường có nhiều công suất khác nhau phù hợp với quy mô sự cố.

3.Đốt dầu tại chỗ

Các vết dầu sẽ nổi trên mặt nước nơi xảy ra sự cố nên có thể đốt cháy để tiêu huỷ dầu. Tuy nhiên, khi thực hiện phương pháp này sẽ giải phóng một lượng lớn khí có chứa các hoá chất chất độc hại gây ra ảnh hưởng đến bầu khí quyển và các loại sinh sinh vật biển. Ngoài ra, việc đốt dầu sẽ tạo ra một lượng nhiệt được nước hấp thụ gây ảnh hưởng đến các loại sống ở gần đó.

Đốt dầu tại chỗ trên mặt nước
Đốt dầu tại chỗ trên mặt nước

4.Sử dụng các chất phân tán dầu

Chất phân tán là một phương pháp được sử dụng để phá vỡ kết cấu tạo màng của vệt dầu thành những vệt dầu nhỏ, làm hoà tan và phân tách dầu thành các hạt nhỏ vào trong cột nước. Đây là phương pháp được sử dụng khá chổ biến tuy nhiên lại độc hại đối với môi trường và có thể đe dọa đến các loài sinh vật biển

Việc sử dụng phương pháp này để ứng phó sự cố tràn dầu trong vùng biển Việt Nam được quy định một cách chặt chẽ. Theo đó, chỉ được sử dụng các chất phân tán dầu tràn và chế phẩm sinh học đăng ký và được phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Và chỉ được sử dụng sau khi xét thấy việc áp dụng các biện pháp thu hồi dầu tràn khác là không phù hợp.

5. Sử dụng lao động thủ công

Sử dụng lao động thủ công để vớt dầu tràn là một phương pháp truyền thống được áp dụng trong các trường hợp dầu tràn cần được xử lý nhanh chóng ở phạm vi nhỏ, không có sẵn các thiết bị và công nghệ hiện đại.

>>Xem thêm: Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất

 

Động vật bị ảnh hưởng bởi sự cố tràn dầu
Động vật bị đe doạ mạng sống bởi sự cố tràn dầu

Phòng ngừa, ứng phó sự cố tràn dầu

Sự cố tràn dầu không chỉ trên mặt nước mà còn xảy ra trên mặt đất do các hoạt động vận chuyển, dự trữ, phân phối dầu khí và các sản phẩm từ dầu khí hoặc do hiện tượng rò rỉ dầu từ các phương tiện lưu thông. Những sự cố này không những gây ra hậu quả xấu cho môi trường mà còn ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế của khu vực và hoạt động của chính doanh nghiệp. Vì vậy, những công ty, doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh xăng dầu, dự án dầu khí cần lưu ý và tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật để tránh xảy ra những rủi ro đáng tiếc.

Quyết định số 12/2021/QĐ-TTg, đã có những hướng dẫn và quy chế rõ ràng về ứng phó sự cố do tràn dầu gây ra. Theo đó, việc ứng phó sự cố được phân thành cấp cơ sở, cấp khu vực và cấp quốc gia. Bên cạnh việc xây dựng kế hoạch thì việc tổ chức huấn luyện, diễn tập ứng phó sự cố định kỳ 06 tháng là yêu cầu bắt buộc phải đối với các đối tượng này. 

Hoà Phát chuyên tư vấn, đào tạo các công tác liên quan đến an toàn hoá chất. Để được hỗ trợ thêm thông tin về các khoá huấn luyện vui lòng liên hệ Điện thoại: 0938387928 (Mr. Lộc)

Trả lời