Chất phóng xạ và những tác động đến sức khoẻ con người

Chất phóng xạ gây ra đau đớn và những bệnh nguy hiểm cho người bị nhiễm xạ đang là vấn đề được nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, đa số con người tiếp xúc với chất phóng xạ đều ở mức cho phép và không ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ. Hãy cùng Hoà Phát theo dõi bài viết dưới đây để có thêm thông tin cần thiết về chất phóng xạ:

Chất phóng xạ và những tác động đến sức khoẻ con người

Phóng xạ là gì?

Phóng xạ là hiện tượng giải thoát năng lượng và phát ra các tia bức xạ dưới dạng hạt hoặc sóng điện từ. Tia phóng xạ có thể là chùm các hạt mang điện dương (hạt alpha, hạt proton), âm (beta) hoặc không mang điện (nơtron, tia gamma). Một số chất phóng đồng vị hay tia phóng xạ độc hại tác động xấu lên vật chất di truyền hoặc quá trình chuyển hóa chất trong cơ thể sẽ gây ra bệnh ung thư.

Một số loại tia phóng xạ phổ biến bao gồm:

Phóng xạ alpha (α): Loại này bao gồm các chất phóng xạ như Radium, Uranium hay Plutonium. Hạt alpha có khối lượng lớn và điện tích dương, nhưng tầm hoạt động ngắn và khả năng xuyên thấu thấp chỉ khoảng 0,1mm trên bề mặt da, dễ dàng bị chặn bởi giấy.

Phóng xạ beta (β): Loại này có khối lượng nhỏ hơn loại alpha nhưng khả năng đâm xuyên mạnh hơn, có thể đi được vài cm đến một mét trong không khí. Đối với cơ thể, loại hạt này có thể đâm xuyên được vài cm tính từ bề mặt da gây tổn thương đến lớp biểu bì. Có thể ngăn chặn, che chắn chiếu bằng nhôm.

Phóng xạ gamma (γ) và tia X: Đây là các bức xạ điện từ (ví dụ các photon) có bước sóng rất ngắn và, có thể xuyên sâu vào mô (nhiều cm). Cả hai đều không có khối lượng và không mang điện tích, có khả năng đâm xuyên qua nhiều vật liệu và chỉ bị chặn hiệu quả bởi các vật liệu rất dày và đặc như chì hoặc barit. Tia gamma và tia X khác nhau ở chỗ nguồn phát của tia gamma phát ra từ hạt nhân nguyên tử còn tia X thì phát ra từ vành điện tử.

Các loại chất phóng xạ thường được ứng dụng và sử dụng trong nhiều lĩnh vực như nghiên cứu khoa học, y học (Chụp chiếu chẩn đoán hình ảnh, xạ trị), công nghiệp (kiểm tra vật liệu, đo độ dày). Tuy nhiên, do tính chất của các loại tia phóng xạ là có thể gây tổn thương tế bào và mô sống, vì vậy khi ứng dụng và sử dụng các loại tia phóng xạ phải được đáp ứng đủ điều kiện, xử lý và quản lý đúng cách để tránh gây hại cho con người và môi trường.

Tia phóng xạ được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực y tế
Tia phóng xạ được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực y tế

Các loại phơi nhiễm phóng xạ

Có hai nguyên nhân ô nhiễm phóng xạ và chiếu xạ. Đặc điểm của hai loại phơi nhiễm này như sau:

  • Ô nhiễm phóng xạ: Người bị phơi nhiễm phóng xạ khi vô tình tiếp xúc phải các chất phóng xạ ở môi trường sống. Các chất này dính trên da, quần áo… Thông qua cọ xát, tiếp xúc rồi gây hại cho người và đồ vật khác. Ngoài ra, người bị phơi nhiễm có thể bị nhiễm xạ bên trong cơ thể khi ăn uống, hít phải các chất bị nhiễm phóng xạ. Khi ở bên trong cơ thể, theo sự lưu thông của máu mà được vận chuyển đến nhiều vị trí khác nhau, ở đó chúng sẽ tiếp tục phát ra bức xạ cho đến khi được loại bỏ hoặc bị phân huỷ. Song việc loại bỏ được chất phóng xạ ra khỏi cơ thể cũng khá khó khăn.
  • Chiếu xạ: Người bệnh phơi nhiễm cho chiếu xạ đến từ việc tiếp xúc với tia bức xạ chứ không phải là chất phóng xạ như người phơi nhiễm do ô nhiễm phóng xạ. Sự chiếu xạ có thể gây nhiễm xạ toàn bộ cơ thể hoặc chỉ một số cơ quan trên cơ thể (khi sử dụng phương pháp xạ trị , tia bức xạ có thể gây tác động một phần nhỏ cơ thể và gây ảnh hưởng tới vị trí đó). Trong trường hợp nguồn chiếu xạ lớn có thể dẫn đến các triệu chứng toàn thân và hội chứng phóng xạ. Khi nguồn bức xạ bị tắt hoặc loại bỏ, sự phơi nhiễm sẽ kết thúc.

>> XEM THÊM: Bỏng hoá chất và những kiến thức sơ cứu cần thiết

Nguồn phơi nhiễm chất phóng xạ

Trong môi trường sống hàng ngày, con người thường xuyên phơi nhiễm với mức thấp của các nguồn phóng xạ tự nhiên gọi là bức xạ nền. Chúng xuất phát từ các nguồn phóng xạ tồn tại sẵn có trong vũ trụ và từ các nguyên tố phóng xạ trong không khí, nước và mặt đất. Bức xạ vũ trụ tập trung nhiều ở những nơi có bầu khí quyển suy giảm. Do đó, những người sống ở vĩ độ cao hoặc ở trên những vùng có độ cao lớn, hoặc những người di chuyển nhiều trên máy bay thường bị phơi nhiễm nhiều hơn.

Có khoảng 15% nguồn bức xạ là nhân tạo, trong số đó phần lớn đến từ y học như chụp phim X-quang, CT…,. Tuy nhiên, các kỹ thuật chẩn đoán trong y tế thường không đủ cường đủ để gây ra những tổn thương do bức xạ, mặc dù về lý thuyết nếu thường xuyên tiếp xúc có thể gia tăng nguy cơ gây ung thư. Tuy nhiên, một số các thủ tục trong y học như cắt bỏ khối u bằng phóng xạ, tái tạo nội mạch diễn ra trong thời gian dài bằng màn huỳnh quang có thể gây ra tổn thương da và các mô bên dưới, Xạ trị cũng có thể gây ra tổn thương cho các mô bình thường gần mô đích.

Một phần rất nhỏ các kết quả phơi nhiễm liên quan đến tai nạn phóng xạ và sự cố phóng xạ gây ra.Tai nạn có thể xuất phát từ các máy phóng xạ công nghiệp, các nguồn bức xạ công nghiệp nhà máy điện hạt nhân và lò phản ứng hạt nhân. Những tai nạn này thường là kết quả của việc không tuân thủ đúng các quy trình an toàn (ví dụ, các khoá liên động bị bỏ qua).

Bức xạ gây hại cho sức khỏe

Những ứng dụng hữu ích của bức xạ trong cuộc sống của con người là không thể chối cãi. Các loại chất phóng xạ không có màu, không mùi, không vị và cũng không phát nhiệt, vì vậy của con người không thể nhận biết và phòng tránh thông qua giác quan. Ngoài ra, hiện nay trên thế giới không có phương pháp nào điều trị đặc hiệu cũng như không một sinh vật nào có khả năng miễn dịch với tia phóng xạ. Vì vậy có thể nói mức độ nguy hiểm mà phóng xạ rất cao và khó lường.

Khi bị phơi nhiễm phó xạ, nó sẽ phá hủy cơ thể ở cấp độ tế bào, làm hư hại và tổn thương các phần tử AND.  Các tế bào có ADN bị hư hỏng sẽ diễn ra quá trình sửa chữa hoặc chết đi dẫn đến quá trình hình thành của tế bào ung thư. Ngoài ra, những tác hại khác mà bức xạ gây ra cho cơ thể là là gây tổn thương da, rụng tóc, viêm loét giác mạc, làm đục nhân mắt, viêm thận mãn tính, tổn thương các tuyến sinh dục, huỷ diệt tinh trùng….

Cơ thể sẽ bị ảnh hưởng và biểu hiện ở các cấp độ khác nhau phụ thuộc vào thời gian tiếp xúc và cường độ của phóng xạ. Trường hợp người bị phơi nhiễm tiếp xúc với bức xạ với liều thấp nhưng trong thời gian dài vẫn có nguy cơ bị nhiễm xạ.

Tia phóng xạ làm thay đổi cấu trúc gen
Tia phóng xạ làm thay đổi cấu trúc gen gây ung thư

Điều trị nhiễm phóng xạ

Việc ứng dụng năng lượng nguyên tử và công nghệ phóng xạ hạt nhân vào mục đích kinh tế ngày càng  gia tăng. Mặc dù điều này đem đến rất nhiều lợi ích trong cuộc sống nhưng cũng tiềm ẩn, chứa đựng nhiều nguy cơ liên quan đến nhiễm phóng xạ. Đặc biệt, nhiễm xạ là một vấn đề nguy hiểm khi chúng tác động đến sức khoẻ, làm biến đổi gen và chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu. Vì vậy, có thể nói việc điều trị các trường hợp nhiễm xạ ở mức độ nặng không phải là một chuyện dễ dàng.

Mức độ nhiễm phóng xạ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại tia bức xạ, cường độ bức xạ, tỷ lệ phơi nhiễm và bộ phận của cơ thể bị phơi nhiễm. Việc điều trị cũng sẽ phụ thuộc vào các triệu chứng có thể tại chỗ (như bỏng) hoặc toàn thân. Bệnh nhân khi bị nhiễm xạ nặng cấp tính sẽ được cách ly tránh bị nhiễm trùng, uống thuốc kháng khuẩn và chống viêm và điều trị hồi phục tủy xương. Đối với các bệnh nhân bị nhiễm xạ trong với một số hạt nhân phóng xạ đặc biệt có thể được điều trị bằng chất ức chế hấp thu hoặc chất tạo phức kết tủa.

Viện y học phóng xạ và u bướu quân đội là một trong số những bệnh viện ở Việt Nam hiện nay đang điều trị liên quan đến bệnh phóng xạ

Người nhiễm phóng xạ nặng nhất

Sau vụ nổ tại nhà máy điện hạt nhân Tokaimura năm 1999, Hisashi Ouchi là người bị nhiễm xạ mức cao nhất khi đứng ngay cạnh xô chứa uranium khi tia Gamma tràn ngập căn phòng.  Mức độ nhiễm phóng xạ của chưa từng có với 17 Sievert, trong khi mức nhiễm xạ từ 7 Sievert trở lên được coi là có thể gây chết người. Trong suốt 83 ngày kể từ thời điểm bị nhiễm phóng xạ, cuộc đời anh luôn phải chịu đau đớn từ những tổn thương và những lần phẫu thuật cấy ghép da và tế bào gốc.

nguoi-nhiem-phong-xa-nang-nhat
Người đàn ông chịu đau đớn suốt 83 ngày kể từ thời điểm bị nhiễm phóng xạ

Được biết, khi Hisashi Ouchi khi được đưa đi cấp cứu ở Bệnh viện Đại học Tokyo, cơ thể anh dường như mất hết tế bào bạch cầu và không có phản ứng miễn dịch. Anh được đặt vào một phòng đặc biệt để ngăn ngừa nhiễm trùng. Đó mới chỉ là khởi đầu trong chuỗi ngày “sống không bằng chết” của anh.

Ngoài anh và những đồng nghiệp, thì còn 600 người dân quanh khu vực nhà máy bị phơi nhiễm nhưng ở mức độ thấp.

Nhà máy điện hạt nhân Tokaimura sau đó tiếp tục được hoạt động dưới sự điều hàng của công ty khác trong hơn một thập kỷ sau sự cố. Năm 2011, Nhật Bản hứng chịu thảm họa kép động đất và sóng thần Tohuku khiến nhà máy phải đóng cửa và chưa mở cửa trở lại cho đến tận ngày nay.

Hoà Phát chuyên tư vấn, đào tạo các công tác liên quan đến an toàn hoá chất. Để được hỗ trợ thêm thông tin về các khoá huấn luyện vui lòng liên hệ Điện thoại: 0938387928 (Mr. Lộc)